Chứng trầm cảm ảnh hưởng như thế nào đối mới phụ nữ mang thai?

Cảm giác khi biết tin có một thiên thần nhỏ đang nằm trong bụng mình và lớn lên từng ngày thì thực sự rất hạnh phúc. Nhưng niềm vui ấy liệu có còn trọn vẹn khi bản thân đang cảm thấy có sự thay đổi khi mình không còn vui vẻ mà thay vào đó là những nỗi buồn lo, phiền muộn. Khi ấy có lẽ bạn đang mắc phải chứng bệnh trầm cảm trong thời kỳ mang thai. Và làm thế nào để khắc phục được tình trạng này? Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ bầu có thể hiểu hơn về chứng bệnh này và khắc phục nó.

Ngày đăng: 03-11-2016

1,211 lượt xem

Hãy cùng theo chân Mẹ Tròn để tìm hiểu về chứng bệnh trầm cảm nhé các mẹ bầu.

Chứng trầm cảm khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi

Chứng trầm cảm khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi

Dấu hiệu của chứng trầm cảm khi mang thai

Lúc nào cũng trong trạng thái buồn rầu, chán nản, không còn hứng thú gì trong cuộc sống, ăn không ngon, ngủ không yên, làm việc gì cũng không xong, hay cáu gắt, bực bội, lo lắng, buồn bã, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi không dứt, không thèm ăn bất cứ thứ gì hay có khi lúc nào cũng thèm ăn, phản ứng thái quá với những vấn đề xảy ra…Khi mẹ bầu thấy bản thân mình có những dấu hiệu như trên thì hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Những nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm

Hạn chế việc buồn bã hay khóc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi

Hạn chế việc buồn bã hay khóc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi

Theo các chuyên gia thì sự thay đổi của hoocmon trong quá trình mang thai góp phần làm ảnh hưởng đến nội tiết tố là nguyên nhân chính dẫn đến  chứng trầm cảm, làm cảm xúc của thai phụ thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Tuy nhiên cũng có rất nhiều những nguyên nhân khác góp phần trong việc bạn mắc phải chứng trầm cảm này là:

Một số phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, hoặc họ chưa sẵn sàng để làm mẹ trong thời điểm hiện tại nên việc mang thai đối với họ sẽ rất khó chấp nhận.

Khi mang thai thì chắc chắn bạn sẽ không còn được như trước nữa, bây giờ họ phải nghĩ cho con nhiều hơn, làm cho những công việc khác bị xao nhãng, nhất là khi áp lực công việc hay những phiền toái trong cuộc sống như các mối quan hệ, công việc, tài chính..

Bản thân hoặc gia đình đã tứng mắc chứng trầm cảm: Nếu trong quá khứ, bạn hoặc người thân của bạn đã từng mắc chứng bệnh trầm cảm thì nhiều khả năng bạn sẽ mắc phải chứng bệnh này.

Gặp phải những chuyện không vui trong thời kỳ mang thai: Trong lúc mang thai, trạng thái tinh thần của người phụ nữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sức khỏe của thai nhi như. Không nên có những vấn đề gây căng thẳng như vợ chồng cãi nhau, stress công việc, các mối quan hệ trong gia đình và trong cuộc sống, có những mất mát hay mất người thân, những cú sốc tinh thần quá lớn,…Điều này sẽ dễ khiến người phụ nữ bị trầm cảm.

Ảnh hưởng của bệnh trầm cảm khi đang mang thai

Khi mang thai mắc chứng trầm cảm sẽ làm tăng khả năng mắc chứng trầm cảm sau khi sinh. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh sớm, làm cho em bé nhẹ cân. Nếu người mẹ có những rối loạn cảm xúc trong một thời gian dài sẽ khiến thai nhi chậm phát triển. Sau khi sinh ra, thì tính khí của trẻ cũng có xu hướng hay cáu bẳn, khó chịu, hay khóc, chậm phát triển trong ngôn ngữ, thậm chí là rối loạn về cảm xúc.

Cách điều trị chứng trầm cảm

- Bệnh trầm cảm khi mang thai hoàn toàn có thể điều trị được nếu bạn biết cách. Hiện nay, hầu hết các phương pháp điều trị bệnh tâm lý này đặc biệt là khi đang mang thai thì không dùng thuốc mà chỉ sử dụng các biện pháp tâm lý, liệu pháp ánh sáng (tiếp xúc với ánh đèn có cường độ cao làm tăng mức độ của hoocmon serotonin – một loại hoocmon điều tiết tâm trạng trong não), hoặc châm cứu và thiền định.

- Nếu cảm thấy bản thân đang mệt mỏi, buồn phiền thì ngay lập tức bạn phải điều chỉnh lại tâm trạng nếu không muốn ảnh hưởng tới con bạn. Việc này vô cùng đơn giản và bạn hoàn toàn có thể làm được. Đó chính là thay đổi lối sống, điều chỉnh lại cách nghỉ ngơi, làm việc, có chế độ ăn uống dinh dưỡng, hợp lý, sinh hoạt nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh để bản thân quá căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, tinh thần của bạn hưng phấn thì tự nhiên tâm trạng cũng sẽ vui vẻ, yêu đời hơn và dễ dàng thoát khỏi trạng thái trầm cảm.

Không nên uống bất kì loại thuốc nào mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ

Không nên uống bất kì loại thuốc nào mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ

- Bạn hãy tham khảo một số cách dưới đây nhé:

 Dành nhiều thời gian ở ngoài trời như đi ăn, đi dạo công viên, đi nghỉ ở bãi biển thay vì suốt ngày ngồi trong nhà.

 Không làm việc quá sức

 Không thức quá khuya

 Không ngủ dậy muộn

 Không bỏ bữa sáng

 Ăn uống đủ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ

 Tập thể dục hàng ngày 

 Trò chuyện với người thân và gia đình nhiều hơn 

 Gặp bác sĩ để khám thai định kỳ

 Tìm sự giúp đỡ nếu thấy căng thẳng quá lớn từ người thân và bác sĩ tâm lý

Hãy có một tâm trạng thật vui vẻ để chăm sóc  tốt cho con yêu của bạn nhé

 

Hãy có một tâm trạng thật vui vẻ để chăm sóc tốt cho con yêu của bạn nhé

Thiên chức làm mẹ không phải ai cũng có thể làm được, vì thế nếu bạn đang có một thiên thần bé bỏng đang nằm trong bụng chờ ngày chào đời thì bạn hãy thật hạnh phúc với điều đó, niềm hạnh phúc đó sẽ giúp bạn vượt qua tất cả khó khăn. Chúc bạn thành công nhé!

 

Hotline: 0932.271.192 

Website: http://tainghethainhi.net/

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha