Dinh dưỡng, ăn uống rất quan trọng đối với người bị tiểu đường.Đặc biệt là các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho bé, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ. Vậy mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn những loại trái cây nào đây?
Ngày đăng: 03-08-2020
1,463 lượt xem
- Chất xơ không tan giúp hạn chế sự tăng đường máu sau khi ăn ở bệnh nhân đái tháo đường, phòng chống tăng cholesterol trong máu và phòng chống ung thư trực tràng.
Trái cây rất tốt cho chúng ta, nhưng mẹ bầu thì cần tránh nhiều loại trái cây nóng, gây táo bón. Còn mẹ bầu tiểu đường thai kỳ thì cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn những loại trái cây phù hợp. Đặc biệt là ăn những loại trái cây có chỉ số đường huyết(GI) thấp.
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ được bác sĩ khuyến cáo không ăn ngọt, không uống ngọt, hạn chế ăn tinh bột và ăn ít trái cây. Ăn nhiều rau xanh và cá.
Sau đây là những loại trái cây mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn:
1. Bưởi
Bưởi là loại trái cây được những người giảm cân dùng thường xuyên. Vì trong bưởi có đến 91% là nước, rất giàu vitamin C, có chỉ số đường huyết là 25 và có lượng chất xơ hòa tan cao.
Trong bưởi có một hợp chất có vị đắng tự nhiên giúp làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Chỉ cần ăn khoảng nửa quả bưởi mỗi ngày là có thể kiểm soát lượng đường trong máu.
2. Cherry
Cherry có chỉ số đường huyết khá thấp là 22. giàu vitamin C, A, B9, chất chống oxy hóa, sắt, kali, magiê và chất xơ. Ngoài ra, Cherry chứa loại chất kháng oxy-hóa được cho là làm giảm lượng đường trong máu và tăng sản xuất insulin lên 50%.
3. Kiwi
Kiwi là loại quả chứa nhiều kali, chất xơ và vitamin C, hàm lượng carbs thấp, có tác dụng điều chỉnh mức đường huyết cần thiết cho người bị tiểu đường nói chung và mẹ bầu tiểu đường thai kỳ lại càng tốt.
4. Ổi
Dù người bệnh tiểu đường thai kỳ có thể ăn được ổi, nhưng nếu ăn ổi không đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh tiểu đường trầm trọng hơn. Chất tanin trong vỏ ổi là chất chống oxy hóa nhưng cũng có thể khiến người sử dụng bị táo bón. Vì vậy, mẹ bầu nên gọt vỏ khi ăn. Nên ăn ổi chừng mực, mỗi lần chỉ nên ăn 140g ổi chín (tương đương 2 quả ổi nhỏ). Mỗi ngày có thể ăn 2 lần vào các bữa ăn nhẹ, không nên ăn ngay sau bữa ăn chính, mỗi lần ăn nên cách nhau tối thiểu 6 tiếng.
5. Cam
Cam có chứa 87% là nước, cam có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Là lượng vitamin C dồi dào. Cam có chỉ số đường huyết cũng khá thấp là 44.
6. Dâu tây
Dâu tây có chỉ số đường huyết là 41 và ít carbohydrate, dâu tây còn giúp mẹ bầu tiểu đường thai kỳ không có cảm giác đói vặt, khiến cho họ luôn tràn đầy năng lượng và cân bằng được lượng đường trong máu.
7. Táo
Táo có chỉ số đường huyết thấp chỉ 38, giàu vitamin C, chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa, lại chứa ít calo khiến bạn cảm thấy no và không thèm ăn thêm các món khác nữa. Ngoài ra, táo cũng chứa pectin - một chất giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và giảm nhu cầu insulin ở người tiểu đường khoảng 35%.
8. Quả bơ
Các chất béo và kali lành mạnh trong bơ rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Bơ cũng giúp làm giảm chất béo trung tính triglyceride và mức cholesterol xấu trong cơ thể. Đặc biệt, chỉ số GI chỉ là 15, 1 con số rất thấp. rất tốt cho các mẹ bầu.
9. Mận hậu
Mận hậu ít calo, và có chỉ số đường huyết rất thấp, ở mức 24. Ngoài ra, mận hậu còn giúp hỗ trợ chữa táo bón, tốt cho tiêu hóa. Nhưng mận hậu chỉ có 1 mùa trong năm vào tháng 4 đến tháng 6.
10. Quả trâm
Quả trâm là loại quả rừng, rất ít người biết tới và được thưởng thức. Nhưng nó có chỉ số đường huyết thấp là 25, giúp cải thiện tình trạng lượng đường cao trong máu.
11. Việt quất
Việt quất là loại quả chứa nhiều chất chống ôxy hóa đặc biệt có lợi cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, loại quả này giúp cung cấp hàm lượng carbs thấp, nhiều chất xơ và các vitamin.
12. Quả đào
Đào có chỉ số đường huyết là 28, khá thấp nhưng hàm lượng chất xơ lại khá cao. Ngoài ra, đào còn có các chất chống oxy hóa và vitamin cực kỳ tốt cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ.
Mẹ bầu nên lưu ý gì khi ăn trái cây:
Đây đều là những loại trái cây có nhiều đường. Mẹ bầu nên hạn chế tối đa nhé!
Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu nên thai giáo cho bé từ trong bụng mẹ. Có 2 phương pháp thai giáo là thai giáo gián tiếp và thai giáo trực tiếp.
Gửi bình luận của bạn