Trị bệnh thiếu máu dễ hay khó

Thiếu máu là hiện tượng thường gặp đối với phụ nữ mang thai. Theo thống kê có đến 50% bà bầu mắc phải tình trạng này. Thiếu máu là khi cơ thể thai phụ bị giảm lượng hồng cầu, không có đủ lượng sắt cần thiết để tái tạo hemoglobin – một protenin quan trọng của hồng cầu. Khi thiếu máu, người mẹ sẽ không đủ máu làm cho cơ thể xanh xao, thiếu dinh dưỡng, không đủ dưỡng chất để nuôi con. Việc thiếu máu sẽ kéo theo tình trạng sinh non, xuất huyết trước khi sinh, em bé nhẹ cân. Vì vậy, việc bổ sung chất sắt trong thời kỳ mang thai là vô cùng quan trọng.

Ngày đăng: 07-11-2016

1,188 lượt xem

Hãy cùng Mẹ Tròn tìm hiểu về bệnh thiếu máu nhé!

 

Khi thai phụ bị thiếu máu sẽ có khả năng sinh con, con sinh ra nhẹ cân

Khi thai phụ bị thiếu máu sẽ có khả năng sinh con, con sinh ra nhẹ cân

Thiếu máu dẫn đến hậu quả như thế nào?

Ảnh hưởng đến thai nhi

Khi cơ thể người mẹ bị tình trạng thiếu máu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Thai nhi sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển, tăng khả năng sinh non, con sau khi sinh ra rất dễ mắc bệnh, nhẹ cân, ảnh hưởng đến trí não.

Ảnh hưởng đến thai phụ

Hai yếu tố đầu tiên khi bị thiếu máu đó là thấy khó thở và mệt mỏi. Cơ thể xanh xao, lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi; hay ngất xỉu, đau đầu.

Do cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, thiếu sức sống nên nếu thai phụ còn đang đi làm sẽ cảm thấy không có muốn làm gì cả, hay cáu gắt, khó chịu làm giảm khả năng làm việc.

Do đó, trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu cần phải bổ sung chất sắt đầy đủ thông qua các loại thuốc có chứa chất sắt (được sự cho phép của bác sĩ) và trong chế độ ăn uống cũng phải ăn những loại thực phẩm giàu chất sắt để cân bằng lượng sắt trong cơ thể.

 

Phụ nữ có thai nên thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra định kỳ trong thời kỳ mang thai

Phụ nữ có thai nên thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra định kỳ trong thời kỳ mang thai

Điều trị thiếu máu bằng cách nào?

 Uống các loại thuốc chứa chất sắt

 

Thai phụ có thể dùng một số loại thuốc bổ sung chất sắt

Thai phụ có thể dùng một số loại thuốc bổ sung chất sắt

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì thai phụ nên uống 27 mg sắt mỗi ngày là tốt nhất. Bạn có thể uống thuốc dạng viên nang mềm hay dạng dung dịch.

Hiện này trên thị trường có ba loại thuốc bổ sung sắt chính là: sắt sulfate, sắt fumarate, sắt gluconate. Trước khi muốn bổ sung chất sắt bằng thuốc thì các bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn kĩ càng.

Tuy nhiên, khi uống thuốc sắt có thể gây ra táo bón, do đó các mẹ bầu nên bổ sung chất xơ bằng cách ăn nhiều trái cây và rau xanh.

 Top các loại thực phẩm giàu chất sắt

Dưới đây, Mẹ Tròn sẽ giới thiệu đến các bạn một số loại thực phẩm giàu chất sắt để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày.

 

Một số thực phẩm bổ sung chất sắt cho phụ nữ mang thai

Một số thực phẩm bổ sung chất sắt cho phụ nữ mang thai

 Thực phẩm nhiều chất sắt từ động vật

- Gan, lòng, tim và các bộ phận nội tạng động vật: Trong gan động vật có chứa một lượng rất lớn chất sắt, có thể nói là nhiều nhất trong các loại thực phẩm. Cứ 100gr gan thì có chứa 9mg sắt và hàm lượng cholesterol khá cao.

 

Gan có thể chế biến được rất nhiều món ngon và giàu chất sắt

Gan có thể chế biến được rất nhiều món ngon và giàu chất sắt

 

- Thịt bò: Một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có hàm lượng sắt cao, trung bình cứ 85gr thịt bò thì có chứa 2,1mg chất sắt. Hãy chế biến thịt bò thành những món ngon thật bổ dưỡng để bổ sung chất sắt bạn nhé.

 

Chất sắt trong thịt bò rất tốt cho sức khỏe của thai phụ

Chất sắt trong thịt bò rất tốt cho sức khỏe của thai phụ

- Thịt vịt: Trong 85gr thịt vịt sẽ có 2,3mg sắt. Tuy nhiên, trong thịt vịt cũng chứa hàm lượng chất béo, cholesteron không tốt cho tim mạch nên các bạn hãy loại bỏ phần da sẽ tốt hơn.

- Ức gà: Một trong những loại thực phẩm dễ tìm mà lại bổ dưỡng. Trung bình trong 100gr ức gà sẽ chứa 0,7mg sắt.

- Lòng đỏ trứng gà: Trong trứng gà có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như canxi, protein, sắt, các loại khoáng chất, các loại vitamin B1, B6, A, D, K rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi và thai phụ.

- Các loại hải sản: Các loại nghêu, sò, ốc chứa hàm lượng sắt, canxi, protein, các loại vitamin, chất béo rất có lợi. Hãy ăn 1 -2 bữa hải sản mỗi tuần nhé các mẹ.

 Thực phẩm nhiều chất sắt từ thực vật

Hạt bí

- Hạt bí ngô và hạt bí đao là hai loại hạt cung cấp một lượng chất sắt rất lớn, khoảng 28 hạt thì chứa 4,2mg sắt. Trong hạt bí có chứa rất nhiều protein, chất xơ, chất béo, canxi. Đặc biệt là chất sắt trong hạt bí có ảnh hưởng đến sự tái tạo hồng cầu, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể. Do đó, sử dụng hạt bí trong thực đơn hằng ngày sẽ giúp bạn cân đối được lượng sắt đấy.

Ngũ cốc

- Trong ngũ cốc có chứa một lượng lớn calcium và vitamin B, axit folic có thể cung cấp đến 21mg chất sắt. Một loại thức ăn vừa bổ dưỡng vừa ngon như thế này thì các mẹ bầu đừng bỏ qua đấy nhé.

- Ngoài ra, các loại đậu sấy như đậu đỏ, đậu trắng, đậu hà làn cũng là nguồn chứa chất sắt rất lớn.

 

Các loại hạt và ngũ cốc có chứa nhiều sắt và kẽm giúp sản xuất tế bào hồng cầu

Các loại hạt và ngũ cốc có chứa nhiều sắt và kẽm giúp sản xuất tế bào hồng cầu

Các loại trái cây

- Một số loại trái cây như chuối, mía, nho, chà là, cam, táo, cà chua có chứa nhiều loại chất như sắt, glucose, kẽm, các loại vitamin khoáng chất, chất xơ. Lượng sắt và kẽm trong các loại trái cây sẽ giúp sản xuất hồng cầu, giúp mẹ bầu tránh được bệnh thiếu máu.

- Ngoài ra, vitamin C trong trái cây sẽ giúp quá trình hấp thụ chất sắt tốt hơn. Hạn chế dùng các loại thực phẩm có chứa cafein như café, trà, rượu; đặc biệt can xi có trong sữa cũng làm hạn chế quá trình hấp thụ chất sắt.

 

Không sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất kích thích vì nó cản trở quá trình hấp thu chất sắt

Không sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất kích thích vì nó cản trở quá trình hấp thu chất sắt

Các loại rau có màu xanh thẫm

- Trong tất cả các loại rau thì rau chân vịt là loại có chứa nhiều chất sắt nhất, cứ ½ chén rau chân vịt thì có chứa tới 3,2 mg chất sắt. Quả là ngạc nhiên phải không các bạn. Ngoài chất sắt thì trong rau chân vịt còn chứa các loại chất như beta-carotene, vitamin C, canxi, folate.

Ngoài ra một số loại rau khác như là súp lơ xanh, cải xoăn, cải xanh…

 

Các loại rau có màu xanh thẫm có chứa một lượng chất sắt đáng kể

Các loại rau có màu xanh thẫm có chứa một lượng chất sắt đáng kể

Hy vọng rằng thông qua bài viết này sẽ giúp tất cả các mẹ bầu có thêm thông tin về các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt, bổ sung chất sắt một cách an toàn giúp các bạn và thai nhi phát triển tốt nhất. Mẹ Tròn chúc các bạn thành công.

 

Hotline: 0932.271.192 

Website: http://tainghethainhi.net/

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha