Phương pháp thai giáo bằng âm nhạc là gì?

Thai giáo bằng âm nhạc là một phương pháp được chứng minh đem đến những lợi ích cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Vì vậy, không ít bà mẹ đã tìm hiểu về phương pháp này để dạy con mình từ thuở “trong trứng nước”.

Ngày đăng: 05-08-2016

1,385 lượt xem

Phương pháp thai giáo bằng âm nhạc là gì?

Là phụ nữ, được làm mẹ, được trãi qua những tháng ngày mang thai và nhìn con yêu lớn lên một cách khỏe mạnh, thông minh quả thật là một điều tuyệt vời. Người mẹ nào cũng mong muốn con mình được phát triển thể chất và trí tuệ một cách tốt nhất. Vì vậy, việc tìm hiểu về các phương pháp thai giáo khi mang thai là một vấn đề cần thiết đối với các mẹ bầu.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp thai giáo khác nhau được các mẹ áp dụng trong quá trình mang thai của mình. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và mang lại những lợi ích nhất định. Một trong những phương pháp phổ biến được các mẹ quan tâm và chú ý nhiều nhất đó là thai giáo bằng âm nhạc. Vậy các mẹ đã hiểu hết về phương pháp thai giáp này, cách sử dụng cũng như lợi ích của nó mang lại? Bài viết này sẽ giúp các mẹ có những hiểu biết đúng đắn hơn về phương pháp thai giáo bằng âm nhạc.

Phương pháp thai giáo bằng âm nhạc là gì?

Phương pháp thai giáo bằng âm nhạc là gì?

Vậy thai giáo bằng âm nhạc là gì?

Phương pháp thai giáo  bằng âm nhạc được hiểu đơn giản là dùng âm nhạc để kích thích chức năng thần kinh của cơ quan thính giác của thai nhi. Từ đó tiến tới huấn luyện thính giác, sự cảm nhận âm thanh, kỹ năng tập trung và cảm xúc cung như sự hứng thú và trí nhớ của thai nhi. Đây là biện pháp quan trọng để nối liền mẹ với thai nhi, giúp mẹ và bé có được sự đồng cảm ngay từ giai đoạn đầu.

Phân loại thai giáo bằng âm nhạc

Có thể chia phương pháp thai giáo bằng âm nhạc ra 2 hình thức chính.

Thứ nhất, mẹ thưởng thức âm nhạc, vì khi nghe nhạc tâm trạng của mẹ được thư giãn, thỏa mái, vui vẻ  thì tâm trạng cảm xúc của bé cũng được kéo theo và phát triển tốt hơn, tạo nên sự đồng điệu giữa mẹ và bé.

Mẹ trực tiếp thưởng thức âm nhạc

Mẹ trực tiếp thưởng thức âm nhạc

Hình thức thứ hai là cho thai nhi nghe nhạc, đặc điểm của thể loại này là thai nhi có thể tiếp xúc trực tiếp với âm nhạc từ đó các giác quan của thai được hoạt bát hơn, đặc biệt là sự phát triển của thính giác.

Cho thai nhi nghe nhạc bằng tai nghe chuyên dụng

Cho thai nhi nghe nhạc bằng tai nghe chuyên dụng

Âm nhạc có tác động như thế nào đối với sự phát triển của thai nhi?

Có rất nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới khẳng định rằng thai giáo bằng âm nhạc có tác dụng vô cùng lớn với sự phát triển hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, khả năng sáng tạo và biểu lộ cảm xúc của trẻ.

Như giáo sư Wilfried Gruhn tại trường ĐH âm nhạc Freiburg, Đức nhận xét rằng: “Âm nhạc cho thai nhi kích thích sự phát triển của cấu trúc não và kết nối nhiều vùng não được kích hoạt. Não phát triển được xác định cơ bản bằng cách bố trí di truyền, nhưng cấu trúc riêng của nó phụ thuộc vào việc sử dụng. Tất cả những kinh nghiệm được lưu trữ trong bộ não và ảnh hưởng của cấu trúc thần kinh”.

Khi mẹ nghe một bản nhạc mà mình yêu thích và cảm thấy hưng phấn, thú vị thì cơ thể sẽ tăng cường sản xuất endomorphin – chất giúp não bộ phát triển tối ưu. Chất này lưu thông trong máu, truyền qua nhau thai, dây rốn và tìm đến vòng tuần hoàn của thai nhi, hỗ trợ hệ thần kinh phát triển toàn diện.

Nghe nhạc từ khi còn trong bụng mẹ giúp bé phát triển về trí tuệ, hình thành khả năng tiếp xúc ngôn ngữ từ sớm nhờ đó khi sinh ra bé sẽ lanh lợi và hoạt bát hơn. Bên cạnh đó,  việc tiếp nhận và xử lý thông tin sẽ nhanh hơn, kỹ năng giao tiếp, nói chuyện và ứng xử của bé sau này cũng được lưu loát hơn.

Âm nhạc giúp trẻ phát triển thể chất và trí thông minh

Âm nhạc giúp trẻ phát triển thể chất và trí thông minh

Khi đã thực sự hiểu biết về phương pháp thai giáo bằng âm nhạc và quyết định chọn phương pháp này để  giáo dục con mình, các mẹ nên tìm hiểu thêm về cho trẻ nghe nhạc đúng cách và những lưu ý khi cho trẻ nghe nhạc tai thainghetainhi.net nhé!

Hotline: 0932.271.192 

Website: http://tainghethainhi.net/

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha